Chuyển đến nội dung chính

Nhượng quyền thương hiệu là gì

Nhượng quyền thương hiệu là việc cho phép một tổ chức hoặc cá nhân được kinh doanh hang hoá hay dịch vụ theo hình thức, phương pháp kinh doanh bao gồm thương hiệu, công nghệ, cách thức quản lý của bên nhượng quyền tại một điểm, khu vực trong một khoảng thời hạn nhất định với một khoản chi phí hay phần trăm doanh thu, lợi nhuận.
Bên nhượng quyền phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và phải hỗ trợ bên nhận nhượng quyền, còn bên nhận nhượng quyền phải đảm bảo thực hiện đúng khuôn mẫu, cách thức kinh doanh, quy trình kinh doanh của bên nhượng quyền.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Tại Việt Nam hiện nay thì hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
-       Nội dung của quyền thương mại.
-       Quyền, nghĩa vụ của bên nhượng quyền.
-       Quyền, nghĩa vụ của bên nhận quyền.
-       Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ, phương thức thanh toán.
-       Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
-       Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Những ưu điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyềnTại Mỹ theo nghiên cứu và thống kê của Robert Gappa trên website Franchise UPDATE, chỉ tính riêng nước USA đã có đến 2.500 hệ thống nhượng quyền, với hơn 534.000 điểm hoạt động, chiếm 3,2% tổng các cơ sở kinh doanh và 35% doanh thu bán lẻ và dịch vụ của nước này.
Ưu điểm lớn nhất nhượng quyền là giảm thiểu rủi ro khi đầu tư kinh doanh. Bởi vì các cơ sở nhượng quyền đã hoạt động tốt và thu được lợi nhuận, đã được kiểm định tại một địa điểm. Một nguyên nhân khác mà ta có thể biết là do ở đây có phương pháp quản lý tốt hơn, đồng thời thương hiệu đã nổi tiếng và được người tiêu dùng tín nhiệm. Theo như tài liệu Small Business Administration (SBA), hầu hết những doanh nghiệp nhỏ thất bại là do quản lý yếu kém. Trong bối cảnh này, phương án kinh doanh dựa trên hình thức nhượng quyền có lẽ khả thi hơn cả- thuê một cơ sở nhượng quyền về bản chất là thuê bí quyết quản trị của một doanh nghiệp đã thành công.
Khi tham gia nhượng quyền bên được nhượng quyền sẽ được bên nhượng quyền hộ trợ tốt khi đám phán với các nhà cung cấp dịch vụ và giảm chị phi phí nguyên vật liệu vi nhà cũng cấp sẽ cung cấp vật tư nguyên vật liệu cho toàn hệ thống nên bên nhận nhượng quyến sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí.
Khi tham gia nhượng quyền thì thương hiệu nhượng quyền thường đã nổi tiếng và được nhiều khách hang biết đến do vậy sẽ không phải xây dựng thương hiệu từ đâu tiết kiệm chi phí và tang khẳ năng thu hút khách hang với thương hiệu nổi tiếng
Ưu điểm nhượng quyền thương hiệu đối với khách hàng
Với khách hang ưu điểm của nhượng quyền là tạo cho khách hang sự yên tâm về chất lượng sản phẩm dịch vụ vì mọi quy trình nguyên vật liệu đều giống nhau đối với toàn hệ thống nhượng quyền
Với sự phát triển của nhương quyền thương hiệu thì việc thưởng thức, sử dụng những sản phẩm nổi tiếng và chất lượng trên thế giới là hoàn toàn đơn giản, ví du tốt nhất đó là thương hiệu KFC đã được nhượng quyền thương mại vào Việt Nam, hay phở 24…

Các hình thức nhượng quyền thương hiệu
Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà chúng ta có thể phân chia hoạt động franchise theo nhiều hình thức khác nhau.
o   Theo tiêu chí lãnh thổ, ta có thể chia hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo 3 loại:
–  Nhượng quyền thương hiệu từ nước ngoài vào Việt Nam: là hình thức mà chủ thương hiệu là các thương hiệu nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức franchise. Có thể  kể đến các thương hiệu nước ngoài nhượng quyền  ở Việt Nam như: KFC, MsDonald’s, Jollibee…
–  Nhượng quyền thương hiệu từ Việt Nam ra nước ngoài: là hình thức mà các thương hiệu Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cách nhượng quyền. Trung Nguyên, Phở 24 là hai trong các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam đã nhượng quyền một cách thành công ra nước ngoài. Phở 24 đã nhượng quyền thành công tại Jakarta- Indonesia. Trung Nguyên – thương hiệu cà phê hàng đầu ở Việt Nam thì đã nhượng quyền ở rất nhiều nước như: Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Australia.
–  Nhượng quyền thương hiệu trong nước: hiện nay, các thương hiệu Việt Nam nhượng quyền trong nước đã bắt đầu phát triển. Chúng ta có thể thấy Kinh Đô, một thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng với chuỗi các cửa hàng bánh kẹo nhượng quyền. Ngoài ra còn có Phở 24, Cà phê Trung nguyên, Foci, Ninomax…
o   Theo tiêu chí hoạt động kinh doanh, cuốn “Franchise for Dummies” (tác giả Dave Thomas, Michael Seid) đã phân chia nhượng quyền thương hiệu thành các hình thức mà bên nhận và nhượng quyền sẽ hoạt động. Các hình thức này bao gồm:
-Nhượng quyền thương hiệu phân phối sản phẩm (product distribution franchise): Nước uống Coca-cola, Lốp xe Goodyear, Xe hơi Ford…là những ví dụ cho hình thức kinh doanh nhượng quyền phân phối sản phẩm. Đây là hình thức mà người nhượng quyền cho phép người nhận quyền phân phối sản phẩm do mình sản xuất, dịch vụ của mình trong phạm vi khu vực và thời gian nhất định, sử dụng thương hiệu (brand), biểu tượng, tên nhãn hiệu (trade mark), logo, slogan (khẩu hiệu)…Điểm khác biệt của hình thức này là bên nhượng quyền sẽ không nhượng lại cách thức kinh doanh. Những ngành công nghiệp sử dụng hình thức nhượng quyền này có thể thấy là ngành sản xuất thức uống nhẹ, ngành công nghiệp ô tô và xe tải, phụ tùng ô tô, xăng dầu…Hình thức nhượng quyền này trên thực tế không phổ biến như hình thức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh.
o   Nhượng quyền thương hiệu sử  dụng công thức kinh doanh (business format franchise): là hình thức chuyển nhượng phổ biến nhất, còn gọi là nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương mại được đề cập trong Luật Việt Nam. Đây là hình thức nhượng quyền chặt chẽ hơn hình thức trên, trong đó bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền  được phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của người nhượng quyền mà còn chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý và huấn luyện nhân viên cho bên nhận nhượng quyền.
o   Tiêu chí phát triển hoạt động
–  Nhượng quyền thương hiệu độc quyền (Master franchise): là hình thức mua franchise, mà trong đó người mua được phép thực hiện nhượng quyền lại trong một khu vực, lãnh thổ cụ thể và cam kết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với bên bán.
–  Người mua master franchise có thể nhượng lại cho bên thứ ba dưới hình thức franchise phát triển khu vực (Area development franchise) hay franchise riêng lẻ (single-unit franchise. Nếu người mua muốn mở thêm đơn vị nhượng quyền mới, thì cũng phải ký thêm hợp đồng mới với nội dung tương tự với bên bán. Theo hình thức này, người mua không được phép nhượng quyền lại. Với hình thức này, bên mua thương hiệu phải chủ động tìm kiếm khách hàng, phát triển thương hiệu trong khu vực của
–  Nhượng quyền thương hiệu  vùng (Regional franchise): Đây là hình thức franchise mà người mua regional franchise sẽ nhận nhượng quyền từ người chủ thương hiệu hoặc người mua master franchise để bán lại cho các người mua franchise nhỏ lẻ (singl-unit franchise) trong vùng (region) mà mình mua với những quy định theo thỏa thuận với công ty nhượng quyền. Hình thức này giống như trung gian của master franchise và single-unit franchise. Điểm khác biệt của hình thức này với hình thức master franchise là chỉ có thể nhượng quyền lại cho các single-unit franchise chứ không được mở các cửa hiệu kinh doanh thương hiệu của mình.
–  Nhượng quyền thương hiệu phát triển khu vực (Area development franchise) ở hình thức này người bán được độc quyền mở ra nhiều đơn vị kinh doanh (số lượng theo cam kết với bên bán) tại một khu vực, lãnh thổ nhất định và theo thời gian cụ thể. Người mua trong trường hợp này không được phép nhượng quyền lại. Họ sẽ phải cam kết mở bao nhiêu của hàng franchise trong thời gian nhất định. Nếu họ muốn bán franchise lại cho bên thứ ba thì họ phải mua theo hình thức master franchise và người mua franchise phải trả một khoản phí lớn để có thể độc quyền mở các của hiệu nhượng quyền trong một khu vực và thời gian nhất định
Nhượng quyền thương hiệu riêng lẻ (single-unit franchise) ): người mua ký hợp đồng trực tiếp với người bán (là chủ chính hoặc master franchise) để mở ra một đơn vị kinh doanh theo hệ thống nhượng quyền của bên bán, tại một địa điểm nhất định và trong một thời gian cụ thể. Sau thời gian này, hợp đồng có thể được gia hạn và người mua franchise phải trả thêm một khoản phí. Người mua franchise theo hình thức này không thể nhượng lại cho bên thứ ba hay tự ý mở thêm cửa hiệu kinh doanh cùng thương hiệu. Vì thế, người mua nhượng quyền lẻ thường chỉ có thể mua được qua các master franchise (đối với thương hiệu nổi tiếng) hay các chủ thương hiệu nhỏ. Với các ví dụ điển hình như KFC, Jolibee, Loterria, McDonald’s thông qua hình thức này để nhượng quyền vào Việt Nam

Bài đăng phổ biến

  Bánh mì doner kebab là một món ăn xuất xứ ngoại nhập khá phổ biến và được yêu thích ở Việt Nam. Đặc biệt với sự xuất hiện của hệ thống nhượng quyền bánh mì Kebab Torki với 400 cửa hàng trải dài trên toàn quốc và công thức được Việt hóa cho phù hợp với khẩu vị Việt Nam, bánh mì doner kebab ngày càng thêm được ưa chuộng và được nhiều người chọn để kinh doanh. Thế nhưng khi kinh doanh bánh mì kebab thì có những rủi ro nào trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh đây? >>> Xem thêm: Bánh mì kebab Torki - món ăn đang "lên ngôi" trên thị trường Việt Nam Tầm quan trọng của việc lựa chọn địa điểm kinh doanh bánh mì kebab Khi quyết định kinh doanh bánh mì kebab thì một trong những việc đầu tiên mà bạn bắt buộc phải thực hiện đó là lựa chọn địa điểm kinh doanh cho phù hợp. Trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực nói chung và kinh doanh thức ăn đường phố nói riêng, địa điểm kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng và sẽ quyết định doanh thu và phân khúc khách hàng của bạn. The

Sai lầm thường thấy khi kinh doanh bánh mì doner kebab không thương hiệu

Do bánh mì kebab đang được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, việc kinh doanh bánh mì doner kebab hiện nay đang khá phổ biến và nhận được sự quan tâm, đầu tư của nhiều người. Tuy nhiên giữa hằng hà sa số những cửa hàng bánh mì kebab vỉa hè mở ra rất nhiều, không phải ai cũng kinh doanh thuận lợi. Vậy lý do là gì và cách cải thiện chúng ra sao? >>> Xem thêm: Kinh nghiệm giúp bạn kinh doanh nhượng quyền Kebab Torki hiệu quả Kinh doanh bánh mì kebab không thương hiệu bất lợi thế nào Cho dù là cùng kinh doanh một lĩnh vực, một sản phẩm bánh mì kebab cũng sẽ có kẻ thành, người bại bởi cách tận dụng cơ hội của mỗi chủ doanh nghiệp là khác nhau. Có những xe đẩy, cửa hàng bánh mì kebab bán rất chạy nhưng không phải tất cả đều như vậy. Trong thực tế vẫn có rất nhiều đơn vị làm ăn không thuận lợi. Và những sai lầm  thường mắc phải của những đơn vị ấy là: Không có một thương hiệu bánh mì kebab khiến người tiêu dùng tin tưởng, yên tâm khi sử dụng. Không có chiến thuật bán hàng tốt.

Những bí quyết giúp bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ Kebab Torki có chỗ đứng trong lòng thực khách

Là một món ăn đường phố được nhiều người yêu thích, Kebab Torki có những đặc điểm nổi bật gì để đạt được vị trí như hiện giờ? Cùng tìm hiểu nhé Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ Kebab Torki được Việt hóa gần gũi Hiểu được rằng khẩu vị người Việt Nam rất khác với khẩu vị châu Âu, bánh mì Kebab Torki đã được biến tấu để trở nên gần gũi hơn với thực khách Việt. Nhân bánh được làm từ thịt heo và gà thay vì bò hay cừu Salad ăn kèm có thêm đồ chua theo khẩu vị Việt Nam Cây thịt nướng Kebab được chỉnh sửa công thức ướp cho vừa miệng người Việt Nước sốt trắng béo thơm theo công thức độc quyền của Torki tạo nên sự ấn tượng cho món ăn. Nguyên liệu tươi ngon, “Việt hóa” khiến bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ Kebab Torki được đón nhận bởi nhiều thực khách >>> Xem thêm: Vì sao kinh doanh nhượng quyền bánh mì phù hợp với startup trẻ? Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ Kebab Torki có vỏ bánh mì đầy chất lượng Cũng như nhân thịt kebab, vỏ bánh mì Kebab Torki được nghiên cứu chế biến lại chứ không sử dụng công thức bánh mì tam giác truyề